Ông trùm mì gói Acecook mở tiệm bán mì Nhật
9:06 PM
May 02, 2018
Ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, cho biết trong 4 tháng tới, Công ty dự tính khai trương nhà hàng mì Ri...
Ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, cho biết trong 4 tháng tới, Công ty dự tính khai trương nhà hàng mì Ringer Hut Việt Nam đầu tiên. Đây sẽ là nhà hàng chính gốc Nhật, với nguyên liệu từ sợi mì đến nước súp... đều sản xuất theo chuẩn Nhật, còn thực đơn sẽ gồm các món ăn được chế biến với kỹ thuật đặc thù, thơm ngon và mang đậm hương vị truyền thống, nguyên bản.
Lấn sang nhà hàng
Tại Việt Nam, Ringer Hut chưa từng xuất hiện nhưng chuỗi nhà hàng này rất nổi tiếng ở Nhật, có 55 năm làm dịch vụ ăn uống, với trên 750 cửa hàng và chuyên về món Nagasaki Champon, Nagasaki Saraudon. Thực tế, chuỗi nhà hàng Ringer Hut đã thông qua nhượng quyền mà mở rộng hoạt động ra nước ngoài, hiện diện tại Đài Loan, San Jose, California (Mỹ)... Nếu tính thêm nhà hàng Ringer Hut Việt Nam sắp mở, đây sẽ là nhà hàng thứ 15 của Ringer Hut ở nước ngoài.
Trước mắt, Acecook Việt Nam học hỏi các bí quyết đặc trưng của Ringer Hut và tích cực chuẩn bị cho việc khai trương, kinh doanh nhà hàng mì. Ông Kajiwara Junichi không tiết lộ giá trị chuyển nhượng của hợp đồng, nhưng cho biết Acecook kỳ vọng sẽ mở thêm nhiều nhà hàng mì Ringer Hut tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Nghiên cứu của Decision Lab cho thấy mức chi tiêu cho ăn uống bên ngoài của người Việt đã gần 10.000 tỷ đồng/tháng, tương đương gần 800.000 đồng/tháng/người. Vì thế, nhiều nhà hàng, quán xá, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các khu ẩm thực đã mọc lên, không chỉ bùng nổ ở trung tâm sầm uất mà còn mở rộng ra các vùng ven, nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống ở ngoài của người Việt.
Trong bối cảnh đó, kinh doanh nhà hàng ăn nên làm ra, thu hút nhiều đơn vị tham gia. Ngoài các chuỗi nhà hàng thuần Việt như Golden Gate (Cổng Vàng), Con Gà Trống, Ngon, Hoàng Yến..., còn có các nhà hàng mang phong cách nước ngoài như McDonald’s, Subway (Mỹ, châu Âu), Dolpan Sam, Hanuri, Poki Poki, Busan Korean Food, King BBQ... (Hàn Quốc), Tuk Tuk Thai Bistro, Spice Temple, Thái BBQ Buffet... (Thái Lan), Seoul Garden (Singapore), Hotpot Story, WMC, Lục Đỉnh Ký...
Nhưng ẩm thực Nhật có lẽ đã chinh phục nhiều khách hàng Việt Nam hơn, vì tính chất thanh đạm, bổ dưỡng. Hiện tại, ở các thành phố lớn, nhà hàng Nhật chiếm áp đảo, lên tới con số hàng nghìn. Các nhà hàng Nhật nổi tiếng ở Việt Nam như Tokyo Deli, Osaka, Ajisen, Hokkaido, Marukame Udon, Hazuki, Kazu, Nagomi, Yen Sushi Premium, Mo Mo Paradise, On-Yasai, The Sushi Bar...
Theo thống kê của Foody, tổng số nhà hàng sushi tại Việt Nam đang tiến tới con số 1.000.
Mỗi nhà hàng mang phong cách xứ Phù Tang thường chọn con đường riêng. Chẳng hạn, Pepper Lunch đi vào phân khúc thương hiệu beefsteak nổi tiếng Nhật; Tasaki BBQ chuyên về món nướng; Sushi Kei đi về các món sushi; Mo Mo Paradise, Gyu Jin, On-Yasai chuyên về lẩu; Manmaru là dạng quán nhậu...
Vì sự bùng nổ này, hàng năm, nông sản thực phẩm Nhật đã nhập vào Việt Nam với số lượng lớn.
Theo Cục Hải quan, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trong danh sách các quốc gia nhập khẩu sản phẩm nông sản, thực phẩm Nhật. Ước tính, giá trị kim ngạch xuất khẩu của riêng mặt hàng thủy hải sản Nhật vào Việt Nam đã đạt khoảng 20 tỷ yen/năm, chiếm 60% tỷ trọng xuất khẩu nông lâm thủy sản của Nhật xuất sang thị trường Việt Nam.
Tính toán của Acecook
Nhà hàng mì có cách thức chế biến rất đa dạng. Món mì phổ biến nhất của Nhật phải kể đến Ramen hay mì udon (bột mỳ trắng, to tròn) và mì soba (mì kiều mạch sợi nhỏ màu nâu).
Trong khi đó, Ringer Hut tập trung vào Nagasaki Champon - món mì có đặc trưng sợi to, dai, trên nền nước hầm xương heo, xương gà và được bổ sung nhiều loại thực phẩm như bắp cải, củ cải, giá, cá, thịt heo... Còn món Nagasaki Saraudon của Ringer Hut chính là mì xào giòn kiểu Nhật. Đây là món có nhiều rau, nước súp sệt kết hợp với mỳ chiên.
Với những khác biệt và thương hiệu đã nổi danh Nhật, Acecook kỳ vọng công ty sẽ đạt được vị trí nhất định trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống.
Acecook còn có lợi thế đặc biệt khác khi có mặt ở Việt Nam suốt 25 năm qua, và liên tục dẫn đầu thị trương mì gói. Tuy nhiên, theo khảo sát của Euromonitor, thị trường mì gói có dấu hiệu suy giảm, từ hơn 5 tỷ gói/năm (2011-2015) về dưới 5 tỷ gói/năm (2016) và miếng bánh mì gói 24.000 tỷ đồng bị cạnh tranh quyết liệt từ hơn 50 doanh nghiệp.
Điều đó buộc Acecook phải có những tính toán mới, như gần đây công ty đẩy mạnh đầu tư cho sản phẩm mì ly. Mì ly của Acecook hiện chiếm 5% tiêu thụ mì của hãng. Nhưng trong tương lai, Acecook đặt mục tiêu gia tăng tiêu thụ mì ly chiếm 15-20% toàn ngành của hãng.
Công ty cũng đa dạng hóa sản phẩm, với các sản phẩm mới như phở ly, miến tô... Ngành hàng mì ly, tô, khay của Acecook có mức tăng trưởng tới 200% trong năm 2017.
Nay doanh nghiệp quyết định mở rộng sang lĩnh vực nhà hàng. Nhưng đây là một ngành rất khó vì phải đối diện với nhiều vấn đề phức tạp từ chọn vị trí mặt bằng, an toàn thực phẩm cho đến con người, dịch vụ, bảo quản, chi phí...
Thống kê cho thấy 60% nhà hàng gặp khó khăn và thất bại ngay trong 3 năm đầu tiên. Đến năm thứ 5, con số này đạt đến ngưỡng 75%. Liệu Acecook có thành công trong lĩnh vực nhà hàng vẫn còn chờ tương lai trả lời.
Tuy nhiên, mục tiêu của Acecook có thể thấy khá rõ. Ngoài việc xây dựng một thương hiệu mì “nhà hàng” cao cấp, một khi Acecook có thể mở rộng Ringer Hut thành chuỗi nhà hàng ở Việt Nam, công ty còn có thêm nguồn thu từ cung cấp nguyên liệu mì cho các nhà hàng tại Việt Nam.
Điều này có thể giúp Acecook bù đắp phần thiếu hụt trước xu hướng bão hòa trong tiêu thụ mì gói. Theo thông tin công bố, Acecook Việt Nam có tới 11 nhà máy trên toàn quốc với công suất sản xuất lên tới 2,5 tỷ gói/năm.
Lấn sang nhà hàng
Tại Việt Nam, Ringer Hut chưa từng xuất hiện nhưng chuỗi nhà hàng này rất nổi tiếng ở Nhật, có 55 năm làm dịch vụ ăn uống, với trên 750 cửa hàng và chuyên về món Nagasaki Champon, Nagasaki Saraudon. Thực tế, chuỗi nhà hàng Ringer Hut đã thông qua nhượng quyền mà mở rộng hoạt động ra nước ngoài, hiện diện tại Đài Loan, San Jose, California (Mỹ)... Nếu tính thêm nhà hàng Ringer Hut Việt Nam sắp mở, đây sẽ là nhà hàng thứ 15 của Ringer Hut ở nước ngoài.
Trước mắt, Acecook Việt Nam học hỏi các bí quyết đặc trưng của Ringer Hut và tích cực chuẩn bị cho việc khai trương, kinh doanh nhà hàng mì. Ông Kajiwara Junichi không tiết lộ giá trị chuyển nhượng của hợp đồng, nhưng cho biết Acecook kỳ vọng sẽ mở thêm nhiều nhà hàng mì Ringer Hut tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Lĩnh vực ăn uống đang là một trong những mảng dẫn đầu về tăng trưởng tại Việt Nam. |
Nghiên cứu của Decision Lab cho thấy mức chi tiêu cho ăn uống bên ngoài của người Việt đã gần 10.000 tỷ đồng/tháng, tương đương gần 800.000 đồng/tháng/người. Vì thế, nhiều nhà hàng, quán xá, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các khu ẩm thực đã mọc lên, không chỉ bùng nổ ở trung tâm sầm uất mà còn mở rộng ra các vùng ven, nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống ở ngoài của người Việt.
Trong bối cảnh đó, kinh doanh nhà hàng ăn nên làm ra, thu hút nhiều đơn vị tham gia. Ngoài các chuỗi nhà hàng thuần Việt như Golden Gate (Cổng Vàng), Con Gà Trống, Ngon, Hoàng Yến..., còn có các nhà hàng mang phong cách nước ngoài như McDonald’s, Subway (Mỹ, châu Âu), Dolpan Sam, Hanuri, Poki Poki, Busan Korean Food, King BBQ... (Hàn Quốc), Tuk Tuk Thai Bistro, Spice Temple, Thái BBQ Buffet... (Thái Lan), Seoul Garden (Singapore), Hotpot Story, WMC, Lục Đỉnh Ký...
Nhưng ẩm thực Nhật có lẽ đã chinh phục nhiều khách hàng Việt Nam hơn, vì tính chất thanh đạm, bổ dưỡng. Hiện tại, ở các thành phố lớn, nhà hàng Nhật chiếm áp đảo, lên tới con số hàng nghìn. Các nhà hàng Nhật nổi tiếng ở Việt Nam như Tokyo Deli, Osaka, Ajisen, Hokkaido, Marukame Udon, Hazuki, Kazu, Nagomi, Yen Sushi Premium, Mo Mo Paradise, On-Yasai, The Sushi Bar...
Theo thống kê của Foody, tổng số nhà hàng sushi tại Việt Nam đang tiến tới con số 1.000.
Mỗi nhà hàng mang phong cách xứ Phù Tang thường chọn con đường riêng. Chẳng hạn, Pepper Lunch đi vào phân khúc thương hiệu beefsteak nổi tiếng Nhật; Tasaki BBQ chuyên về món nướng; Sushi Kei đi về các món sushi; Mo Mo Paradise, Gyu Jin, On-Yasai chuyên về lẩu; Manmaru là dạng quán nhậu...
Vì sự bùng nổ này, hàng năm, nông sản thực phẩm Nhật đã nhập vào Việt Nam với số lượng lớn.
Theo Cục Hải quan, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trong danh sách các quốc gia nhập khẩu sản phẩm nông sản, thực phẩm Nhật. Ước tính, giá trị kim ngạch xuất khẩu của riêng mặt hàng thủy hải sản Nhật vào Việt Nam đã đạt khoảng 20 tỷ yen/năm, chiếm 60% tỷ trọng xuất khẩu nông lâm thủy sản của Nhật xuất sang thị trường Việt Nam.
Tính toán của Acecook
Nhà hàng mì có cách thức chế biến rất đa dạng. Món mì phổ biến nhất của Nhật phải kể đến Ramen hay mì udon (bột mỳ trắng, to tròn) và mì soba (mì kiều mạch sợi nhỏ màu nâu).
Trong khi đó, Ringer Hut tập trung vào Nagasaki Champon - món mì có đặc trưng sợi to, dai, trên nền nước hầm xương heo, xương gà và được bổ sung nhiều loại thực phẩm như bắp cải, củ cải, giá, cá, thịt heo... Còn món Nagasaki Saraudon của Ringer Hut chính là mì xào giòn kiểu Nhật. Đây là món có nhiều rau, nước súp sệt kết hợp với mỳ chiên.
Với những khác biệt và thương hiệu đã nổi danh Nhật, Acecook kỳ vọng công ty sẽ đạt được vị trí nhất định trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống.
Acecook còn có lợi thế đặc biệt khác khi có mặt ở Việt Nam suốt 25 năm qua, và liên tục dẫn đầu thị trương mì gói. Tuy nhiên, theo khảo sát của Euromonitor, thị trường mì gói có dấu hiệu suy giảm, từ hơn 5 tỷ gói/năm (2011-2015) về dưới 5 tỷ gói/năm (2016) và miếng bánh mì gói 24.000 tỷ đồng bị cạnh tranh quyết liệt từ hơn 50 doanh nghiệp.
Điều đó buộc Acecook phải có những tính toán mới, như gần đây công ty đẩy mạnh đầu tư cho sản phẩm mì ly. Mì ly của Acecook hiện chiếm 5% tiêu thụ mì của hãng. Nhưng trong tương lai, Acecook đặt mục tiêu gia tăng tiêu thụ mì ly chiếm 15-20% toàn ngành của hãng.
Công ty cũng đa dạng hóa sản phẩm, với các sản phẩm mới như phở ly, miến tô... Ngành hàng mì ly, tô, khay của Acecook có mức tăng trưởng tới 200% trong năm 2017.
Nay doanh nghiệp quyết định mở rộng sang lĩnh vực nhà hàng. Nhưng đây là một ngành rất khó vì phải đối diện với nhiều vấn đề phức tạp từ chọn vị trí mặt bằng, an toàn thực phẩm cho đến con người, dịch vụ, bảo quản, chi phí...
Thống kê cho thấy 60% nhà hàng gặp khó khăn và thất bại ngay trong 3 năm đầu tiên. Đến năm thứ 5, con số này đạt đến ngưỡng 75%. Liệu Acecook có thành công trong lĩnh vực nhà hàng vẫn còn chờ tương lai trả lời.
Tuy nhiên, mục tiêu của Acecook có thể thấy khá rõ. Ngoài việc xây dựng một thương hiệu mì “nhà hàng” cao cấp, một khi Acecook có thể mở rộng Ringer Hut thành chuỗi nhà hàng ở Việt Nam, công ty còn có thêm nguồn thu từ cung cấp nguyên liệu mì cho các nhà hàng tại Việt Nam.
Điều này có thể giúp Acecook bù đắp phần thiếu hụt trước xu hướng bão hòa trong tiêu thụ mì gói. Theo thông tin công bố, Acecook Việt Nam có tới 11 nhà máy trên toàn quốc với công suất sản xuất lên tới 2,5 tỷ gói/năm.
Theo Zing
Nội dung chính